Doanh nghiệp thép có khả năng cạnh tranh yếu sẽ bị loại khỏi cuộc chơi

Ngành thép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017 với sản lượng thép thành phẩm sẽ đạt gần 20 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2016, nhưng doanh nghiệp nghành thép có khả năng cạnh tranh yếu sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam tại hội thảo “Thị trường thép ASIA 2017” diễn ra chiều ngày 28/3 tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2016, sản lượng đạt 8,6 triệu tấn thép dài; 3,6 triệu tấn CRC; 2,06 triệu tấn ống thép và 3,4 triệu tấn tôn mạ. Hiện nay, ngành công nghiệp thép Việt Nam vẫn chưa vận hành tối đa công suất, sản lượng thép nhập khẩu vẫn tăng mạnh, đặc biệt là các sản phẩm thép như thép dẹt, tôn mạ và thép hợp kim.


Biểu đồ tình hình sản xuất, tiêu thụ thép xây dựng năm 2016

Theo ông Nguyễn Văn Sưa: “Với sản lượng thép đạt hơn 17 triệu tấn, năm 2016 sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép và tôn mạ kim loại và sơn phủ màu.Tuy nhiên, thép chế tạo, và một số sản phẩm thép khác do trong nước chưa sản xuất được nên vẫn phải nhập khẩu với khối lượng lớn”.
“Ngành thép năm 2017 sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong đó; sản lượng phôi thép tăng 47,2% lên mức 11,5 triệu tấn; sản lượng gang tăng 80% đạt 4,5 triệu tấn sản lượng thép, thành phẩm tăng 12% lên gần 20 triệu tấn, trong đó sản lượng thép xây dựng tăng 11%, thép lá cuộn cán nguội tăng 13%, thép ống hàn tăng 15% và tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%”, ông Sưa cho biết thêm.
“Có 3 nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp thép trong nước tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2017, đó là chính sách kinh tế vĩ mô với mức lạm phát được khống chế dưới 4%; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 6,7% và Nhà nước khuyến khích phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp”, ông Sưa phân tích.
Cùng với sản lượng thép tăng, ông Sưa cũng cho biết giá thép Việt Nam sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào giá nguyên liệu và bán thành phẩm trên thế giới nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2017 và thách thức đối với các doanh nghiệp ngành thép không phải là không có. 
“Năm 2017, cùng với cơ hội lớn mở ra đối với các doanh nghiệp ngành thép không có nghĩa là không có thách thức đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có công nghệ kỹ thuật lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu sẽ bị loại khỏi cuộc chơi”, ông Sưa cảnh báo. 
Có cùng quan điểm, ông Trịnh Khôi Nguyên - Phó TGĐ Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho biết: “Năm 2017, cơ hội đối với doanh nghiệp ngành thép Việt Nam là rất lớn, nhưng chỉ đối với những doanh nghiệp có khả năng khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, và có tính lợi nhuận cao như tôn mạ, ống thép”.
“Việc tận dụng và biết khai thác những phân khúc tiềm năng trong sản xuất kinh của các doanh nghiệp ngành thép sẽ quyết định đối tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp ngành thép trên thị trường. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp muốn phát triển thì cần đầu tư nghiên cứu các sản phẩm chưa sản xuất được như phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo”, ông Nguyên, cho biết thêm.

TIN TỨC KHÁC

SẢN PHẨM

Thép U

Dùng trong xây dựng các công trình nhà xưởng tiền ...

Đọc tiếp >
Xà Gồ C

Dùng trong các công trình xây dựng dân dụng, Nh&agr...

Đọc tiếp >
Thép ống tròn

Dùng trong các công trình xây dựng dân dụng, nh&agr...

Đọc tiếp >
Thép ống vuông

Dùng trong các công trình xây dựng dân dụng, nh&agr...

Đọc tiếp >
Thép chữ I

Dùng trong xây dựng các công trình nhà xưởng tiền ...

Đọc tiếp >
Thép góc chữ V

Dùng trong xây dựng các công trình nhà xưởng tiền chế, thùng xe, khung dỡ và các công trìn...

Đọc tiếp >
Thép ống chữ nhật

Dùng trong các công trình xây dựng, Nhà tiền chế. ...

Đọc tiếp >
Thép thanh tròn trơn

Cỡ loại, thông số kích thước Thép tròn, nhẵn có đường k&...

Đọc tiếp >

Đối tác - Liên Kết

0918 830 339